order now

Thứ Hai, 11 tháng 12, 2017

Quê ngoại

  • VPRX bí quyết giúp kéo dài thời gian quan hệ giá chỉ có 750K . Bấm vào mua ngay
  • Miếng dán cai nghiện thuốc lá của Mỹ, cam kết cai nghiện sau 3 ngày . Bấm vào mua ngay
  • Thuốc viagra chính hãng có tem chống hàng giả Bộ Công an . Bấm vào mua ngay
  • Chai xịt stud 100 giúp làm tình lâu hơn . Bấm vào mua ngay

  • QUÊ NGOẠI

    "Quê ngoại là gì hả bố?" - sau bữa ăn tối, con gái tôi bất chợt hỏi. Thoáng chút bối rối trong tôi khi tìm câu trả lời cho con gái, và bao nhiêu kỷ niệm tuổi thơ nơi quê ngoại tôi bỗng ùa về, ngay chính khoảnh khắc ấy.

    *

    Ngày bé, tôi ở cùng ông bà ngoại. Chẳng là, ngày ấy Mỹ ném bom miền Bắc, lũ trẻ chúng tôi thuộc diện sơ tán bắt buộc. Và thế là bố mẹ tôi đành thắt ruột gửi tôi về quê ngoại, khi tôi còn chưa đầy năm.

    Quê ngoại tôi bao đời lam lũ với câu cửa miệng của người dân, "chiêm khê, mùa thối" – có độc 2 mùa lúa mỗi năm, mà mùa nào cũng khó nhọc thế, không khê thì thối, hỏi sao không lam lũ. Ấy là sau này khi đã có đôi chút lớn khôn, tôi mới nghe người lớn nói vậy, chứ mấy năm thơ ấu của tôi ở vùng quê ấy, tôi nào đã biết đâu lam lũ, đói nghèo. 

    Nhà ông bà ngoại tôi cũng như bao nhà khác trong làng, 3 gian 2 chái, mái tranh vách đất, cửa liếp tre, mùa hè rất mát nhưng mùa đông hơi lạnh. Vườn rộng mênh mông, tất nhiên là dưới con mắt của 1 đứa trẻ, chứ chắc cũng chả là cái đinh gì nếu mang so với biệt phủ của mấy bác buôn chổi đót trên mạn ngược ngày nay. Ngoài mấy mảnh vườn nho nhỏ nơi đất tốt mà bà ngoại tôi dành để trồng rau ăn, phần vườn còn lại chủ yếu trồng chè. Nói đến cây chè, tôi chắc có bạn đang nghĩ ngay quê ngoại tôi vùng đồi trung du, sao lại "chiêm khê mùa thối"? Vâng, cũng là cây chè, nhưng nơi quê ngoại tôi, đó là cây chè trồng để lấy lá nấu nước chè tươi, những cây chè cao ngất ngưởng, mỗi lần hái lá phải bắc thang, chứ ko phải giống chè đồi lúp xúp ngang hông người lớn, trồng rất nhiều mạn Phú Thọ hay Thái Nguyên để lấy búp làm chè mạn. Nhà còn 2 cái ao thả cá, với dải bờ ao được phủ kín bởi đủ thứ cây, từ cây ăn quả như cây ổi, cây mít, cây roi... đến mấy cây "nửa dại nửa khôn" như cây gáo, cây sắn thuyền, cây sung... Hai cái ao, dải bờ ao ấy, giờ đang hiện hình rõ mồn một trước mắt tôi, dường như chỉ mới hôm qua thôi, tôi vừa chặt nhựa sung làm bẫy dính chuồn chuồn nơi bờ ao...

    Về quê sống từ ngày chưa thôi nôi, thế rồi chả biết tự khi nào, tôi bắt đầu biết "ghi" lại những mảnh vụn cuộc sống của tôi và giữ chúng trong lòng mãi đến tận hôm nay. 

    Đó là những buổi sáng tôi ngồi đầu ngõ, ngóng bà ngoại đi chợ về. Năm ngày một lần, vào trước ngày chợ huyện họp phiên, bà tôi gom nhặt mấy thứ trong vườn nhà, khi thì ít trứng gà, mớ ổi, lúc lại là quả mít, bó rau cần ... để rồi sáng sớm hôm sau hăm hở cắp cái rổ tre đi chợ huyện. Lần nào bà đi chợ, tôi cũng thức giấc từ rất sớm, nhõng nhẽo đòi theo, rồi cuối cùng chỉ bám bà ra được đến đầu làng sẽ bị "đuổi" về với một câu thủ thỉ của bà ngoại, "chóng ngoan, về nhà chơi rồi lát bà có quà". Cả sáng hôm ấy, tôi sẽ ngồi đầu ngõ như chó hóng tát ao, chỉ chờ được thấy bóng bà ngoại thấp thoáng từ đằng xa để lao tới chỗ bà thật nhanh. Bà tôi đặt sẽ cái rổ xuống đất, xốc nách rồi nâng bổng tôi lên, rối rít thơm lên mặt, lên tóc tôi như thể cả năm rồi bà mới gặp lại tôi vậy. Tôi ngây ngất mất gần 12 giây, khẽ hít hà cái mùi nước trầu thơm hăng hăng từ miệng bà, và thật ra là đang háo hức chờ đợi để được chứng kiến khoảnh khắc mà lời hứa sáng nay của bà trở thành hiện thực. Như đọc được ý nghĩ của tôi, bà khẽ đặt tôi xuống, rồi nhanh tay lật cái nón lá úp trên cái rổ, luồn tay xuống đáy rổ và lôi ra 1 bọc nhỏ trong lá chuối tươi đưa tôi, miệng lẩm bẩm, "cha bố anh, đây quà của anh đây". Tôi chậm rãi mở bọc, nhón lấy miếng kẹo kéo màu ngà vàng nằm gọn lỏn trên tấm lá chuối xanh mướt, đưa vào miệng khẽ mút... Chà, tôi chợt nghĩ, ngày nay con trẻ chả đứa nào được có cái thú thưởng thức một món quà vặt giản đơn mà mang lại nhiều hứng thú như tôi ăn kẹo kéo bà ngoại mua cho ngày bé.

    Hôm nào bà không đi chợ, tôi quấn quanh chân bà ra vườn hái chè, cắt rau, rồi lại hì hụi chổng mông lên thổi lửa bếp kiềng đun ấm nước sôi hãm chè tươi. Tôi trở nên nghiện nước chè tươi từ dạo ấy, và đến tận bây giờ, tôi có thể tu 1 cốc nước chè tươi khi bụng rỗng tuếch mà không thấy cồn ruột như người ta vẫn cảnh báo.

    Bữa trưa thật giản dị với đĩa rau luộc, bát nước rau vắt tí chanh tươi, bát tương nhỏ, và thường có một đĩa cá, hôm thì vài con giếc om trấu, hôm khác lại là khúc cá trôi kho giềng... Trên chiếc mâm gỗ cũ kỹ, không bữa nào thiếu mấy quả ớt chỉ thiên đỏ chót – món khoái khẩu của ông ngoại tôi. Ông là ngưới ít nói, tính tình nghiêm khắc nên tôi thường hơi sợ, không thân như với bà. Ông tôi có nghề đan đồ gia dụng bằng tre, làm cả ngày chẳng hết việc. Suốt sáng đến tận giờ ăn trưa, lúc nào cũng thấy ông tôi cặm cụi với 1 món đồ dùng nào đó còn dang dở, một cái nia, một cái rá, một chiếc chõng, hay có lúc chỉ là mấy cái rế, cây chổi tre, cái vỉ ruồi... Cơm đã dọn ra xong xuôi, bà tôi phải giục ông tôi mới chịu đứng dậy, tấm lưng hơi còng còng và đôi chân vòng kiềng lắc lư di chuyển ra cạnh bể nước, ông múc 1 gáo dừa đầy nước mưa mát lạnh, khoát tay rửa mặt, rồi lại lắc lư vào ngồi xuống cạnh mâm cơm. Bà tôi gỡ mấy miếng cá nạc cho tôi, gắp vào bát của ông tôi miếng cá nguyên vẹn, rồi gom mấy miếng cá vụn cho mình. Bây giờ, trong ký ức của tôi vẫn còn vẹn nguyên cái vị ngọt đậm đà của cá giếc om trấu, quyện với mùi khói ngai ngái đặc trưng của miền quê xứ bắc ngày ấy – khi mà sự đun nấu dựa hầu hết vào rơm rạ, vỏ trấu, hoặc "sang chảnh" hơn tý chút thì có củi khô (chả được như những ngày này, đun nấu bằng ga với điện, đâm ra củi khô củi tươi thành thừa, ném cả vào lò đốt bỏ - nghĩ mà sốt cmn hết cả ruột). Cá giếc đánh lưới từ ao nhà, tươi roi rói, được bà tôi làm sạch, mổ bỏ ruột, xếp vào niêu đất cùng lá gừng tươi, mấy miếng chuối xanh tước vỏ hay mấy quả sung nếp xanh, đổ ngập nước tương, đậy nắp rồi vùi trong trấu đang cháy âm ỉ. Cá om trấu, xương nhừ như thịt, đượm hương lá gừng, mùi khói, ngấm thêm vị chát từ chuối xanh hoặc sung xanh, trở nên ngầy ngậy; nhưng đặc biệt nhất với tôi lại chính là mấy miếng chuối xanh hay quả sung xanh khi trước, giờ thấm đẫm nước cá, lại hơi bùi bùi – thật lòng mà nói, tôi thích thứ này hơn cả cá, nhưng bà tôi luôn ép tôi ăn một ít cá xong mới cho tôi ăn mấy miếng chuối ấy. Ông tôi chậm rãi tợp ngụm rượu nút lá chuối, rồi nhai nguyên từng quả ớt chỉ thiên! Ngày ấy tôi nghĩ chắc ớt này phải ngon lắm, nên ông tôi mới ăn với vẻ thích thú đến vậy, và thế là trong một lần dại dột, tôi đã nếm thử; kết quả thì ai cũng đoán được rồi, và từ đó tôi luôn kinh ngạc mỗi lần nhìn ông tôi nhai rau ráu những quả ớt chỉ thiên tươi trong bữa ăn.

    Chiều đến, khi ông tôi tiếp tục cặm cụi đan lát, tôi thường cùng mấy đứa nhỏ hàng xóm (mà một trong những đứa nhỏ ấy, mãi sau này tôi mới biết là người tôi phải gọi bằng cậu!) tha thẩn nơi bờ ao, khi thì lấy nhựa sung, nhựa mít dính chuồn chuồn, lúc lại lấy lá dứa dại làm chong chóng. Ngày ấy, một món đồ chơi chế sẵn, như chiếc ô tô nhựa, khẩu súng nhựa... dù rất nhỏ cũng vẫn là xa xỉ với những đứa trẻ trong làng. Và lũ trẻ chúng tôi có ngay cách của riêng mình, tự tạo những thứ đồ chơi 100% handmade, mà chong chóng là một ví dụ. Chúng tôi chọn những tàu lá dứa bánh tẻ (không quá già để thành giòn, khó chế biến, nhưng cũng ko quá non đến mức mềm oặt, chẳng làm đc cái gì), khéo léo dọc bỏ 2 hàng gai lá, rồi chẻ lấy hai nửa lá dọc 2 bên gân lá với hàng gai cứng và dài. Đây là phần việc xương xẩu nhất trong chế tạo chong chóng, bởi lá dứa dại có những chiếc gai gớm ghiếc có thể khiến người chơi là bọn trẻ chúng tôi "đổ máu" bất kỳ lúc nào. Việc chẻ lá dứa của lũ chúng tôi luôn cần được thực hiện một cách hoàn hảo, nhất là khi trong tay chúng tôi ko có bất kỳ dụng cụ gì – đó cũng là nét đặc biệt của trò chơi. Làm sao để dọc được mảnh lá dứa bằng tay không? Rất đơn giản, từ 1 tàu lá dứa, tìm lấy 1 chiếc gai dứa thật cứng ở gân giữa lá, và dùng chính tàu lá với chiếc gai ấy làm dao! Có được 2 mảnh lá dứa không còn chiếc gai nào trên đó, chúng tôi đan chéo 2 mảnh lá, cột chúng lại bằng 1 nút thắt dẹt, và thế là đã xong phần cánh quạt 4 cánh của chiếc chong chóng. Giờ đến phần trục quay, khá đơn giản vì chỉ cần 1 cai que nhỏ là đủ, song nói gì nói, chiếc chong chóng cần có 1 điểm tựa cho cánh quạt ko trượt về phía sau khi nó quay trước gió. Chi tiết này của đồ chơi mau chóng được giải quyết bằng cách xiên vào trục quay 1 quả vú bò – thứ quả chỉ bé bằng đầu ngón tay chúng tôi, nhưng vừa đủ mềm và chắc để hoàn thành sứ mệnh hãm chiếc cánh quạt chong chóng mà ko cản trở cánh quạt quay. Loay hoay 1 lúc, mỗi đứa đã có cho riêng mình 1 chiếc chong chóng, và giờ là lúc mang chúng ra thi thố xem chiếc nào tít hơn... 

    Những vòng quay chong chóng loang loáng trong ánh nắng chiều tà xuyên qua những làn khói bếp toả lên khi các nhà trong xóm nấu bữa cơm chiều. Tôi nhớ ngày ấy bữa ăn thứ 2 trong ngày thường khá sớm, trước khi mặt trời lặn; mâm cơm được bày ngay dưới mái hiên để tận dụng chút ánh sáng mặt trời cuối ngày cho bữa ăn. Hôm nào ăn muộn 1 chút là phải thắp đèn dầu, vừa ăn vừa hít khói dầu mazut từ cây đèn Hoa Kỳ đặt ngay cạnh mâm cơm – và đó chắc chắn ko phải là một thứ dễ chịu gì.

    Cơm xong, ông tôi mang chiếc chõng che đặt giữa sân gạch, gọi tôi ra, và với tôi, đó là khoảnh khắc dễ thương nhất trong ngày của ông. Không còn vẻ nghiêm khắc, cần mẫn mà tôi chứng kiến suốt cả ngày, lúc này ông tôi bỗng biến thành một ông già nông dân hiền hậu, chất phác, khoan thai. Tôi nằm trên chiếc chõng, gối đầu lên tay ông, dưới ánh trăng cùng những làn gió mát hiu hiu, nghe ông kể đủ thứ chuyện trên đời, từ chuyện xưa ông chạy tránh giặc cướp, đến chuyện nay làng có nhà nào con đi B vừa báo mất tích ... Và tôi ngủ thiếp đi lúc nào không biết, sáng hôm sau thức giấc đã thấy mình nằm trong màn, trên chiếc giường quen thuộc ngay gian đầu nhà.

    *

    Chiến tranh phá hoại chấm dứt, cũng là lúc tôi đến tuổi đi học. Tôi buộc phải chia tay ông bà ngoại, chia tay những đứa bạn nhỏ hàng xóm mà 1 trong số ấy là ông cậu họ tôi, chia tay những năm tháng tuổi thơ và ngôi làng thân yêu nơi quê ngoại, theo bố mẹ về lại nhà tôi, bắt đầu một cuộc sống mới. 

    Ngày ông ngoại mất, tôi đang ở rất xa, chẳng kịp về nhìn mặt ông lần cuối. Bà ngoại tôi cũng ra đi sau đó ít năm. Sau này, những lần về quê ngoại của tôi chỉ còn là dịp để tôi thắp nén hương thơm cầu chúc cho hương hồn ông bà tổ tiên được bình an. Làng quê dần đổi mới, có điện lưới, xe máy, và cả xe hơi, nhà xây tường gạch, chồng tầng ... Bạn thời ấu thơ ở làng giờ đứa thì đã già, đứa đã rời làng đi nơi khác. Ông cậu họ xấu số một thời là bạn thân của tôi đã mất vì tai nạn điện giật... Tuy nhiên trong ký ức tôi, những năm tháng tuổi thơ nơi quê ngoại sẽ không bao giờ mờ phai, cho dẫu hôm nay tất cả gần như chẳng còn có gì của ngày xa xưa nữa. 

    Nhớ nao lòng, quê ngoại của tôi ơi ...

    Khổng bà khi
    --
    bán thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý tại shoptinhyeu . VN và thuoc115 . com

    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét

     

    Thuốc chữa bệnh yếu sinh lý nam giới cách điều trị © 2015 - Designed by Templateism.com, Plugins By MyBloggerLab.com

    0936700000