order now

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2018

Chị em tôi theo bà nội trở về quê, em út nhớ mẹ cứ khóc suốt, bà không nói gì, bà bảo cứ ở đây rồi bà tính tiếp.
Trong căn nhà trái ba giam của Quê hương ngày đó bà ở chung với bác cả, bác dâu và 4 người con trai của bác, thêm chị em tôi nữa là 9 người, chật chội nhưng yêu thương nhau mà sống.
Bác trai đêm đêm đi cất vó, nửa đêm về sáng bác mới lọ mọ về, bác gái soạn mớ cá ngon đi bán, những con cá còn lại bác kho cho cả nhà ăn, cùng đồng lương giáo viên còm cõi, bác nuôi chỉ đủ gia đình. Ba bà cháu tôi ăn riêng. Trong căn nhà trái 3 gian tới mỗi bữa cơm có 2 mâm, các anh hay ngó xem 3 bà cháu ăn gì, rồi lén mẹ mang trộm sang cho bà cháu tôi. 
Tôi ám ảnh bởi những bữa cơm toàn khoai lang. Nồi cơm nửa bát gạo 5 củ khoai, chín là đánh bét khoai lang với cơm vàng ươm một nồi, ăn chủ yếu cho no. Tôi chỉ ao ước có một lần bà cho ăn cơm trắng không trộn khoai.
Em gái út lười ăn, tôi hay nịnh: em ăn đi rồi chị tìm mẹ về cho, thế là nó ăn ngấu nghiến. Ăn xong lại hỏi: bao giờ chị đi tìm mẹ, tôi vỗ về: từ từ, từ từ..
Nghe nói mẹ mang em thứ 2 vào miền Nam. 
Bố tôi về cùng vợ sau, tay ôm thằng cu bé bỏng, tôi thấy em thì nựng, bố bảo coi chừng ngã em, cục vàng của bố đấy, các con chỉ là cục bạc thôi, tôi thả thằng bé ra, dắt em gái ra bờ ao ngồi, khi bố đi ra HP tôi quay về, từ đó tôi không thấy ông nữa.
Nghe nói ông cùng gia đình đi vuợt biên.
Đó là năm 1990.
Những thông tin ít ỏi gửi về. Ông cùng vợ con ở tại trại 5, trại tị nạn Hồng Kông.
Tôi và bé út mất hoàn toàn thông tin của bố mẹ, một bà già hơn 70 tuổi nuôi 2 đứa trẻ gần như mồ côi.
Hàng ngày tôi vẫn đi học, chiều về đi mót khoai, mót đậu, chăm em, tắm rửa cho em, đút cho em ăn và ôm em ngủ. Tôi như một người mẹ thực sự của em.
Bà nuôi chị em tôi bằng đồng lương hỗ trợ của chính phủ vì con trai út của bà là liệt sỹ.
Tôi thường hay bảo em: chú và bà nuôi chị em mình đấy, em phải học cho giỏi. Em tôi hỏi ngược: người chết sao nuôi đuợc người sống?
Tôi không biết giải thích. Nhưng chắc chắn một điều tôi đuợc người chết nuôi.
Tôi học giỏi nhất trường và được miễn hoàn toàn học phí, sách được cô cho mượn. Học giỏi chính là con đường duy nhất tôi được đến trường.
Vừa học hết lớp 6, hè năm đó họ hàng muốn giúp bà nuôi một trong hai chị em, nhưng họ không lỡ tách rời. Nửa đêm chị em tôi ngủ say, người họ hàng đem tôi đi, gần sáng tỉnh dậy tôi thấy mình đang trên xe khách, họ hàng tôi giải thích đưa tôi lên Sơn La ở với bác anh trai bố tôi vì bà già không nuôi nổi 2 chị em. Tôi khóc hết nước mắt vì thương em, nhớ em.
Sau này gặp lại em tôi bảo sáng dậy không thấy chị đâu, em vừa khóc vừa chạy khắp xóm tìm chị, em bỏ ăn bỏ học nằm khóc nhớ chị.
Sau đó là những tháng ngày ly biệt gia đình. Sống ở Sơn La.

(Mai tiếp).

Truyện cười người lớn kể chuyện thời thơ ấu của tôi

Chị em tôi theo bà nội trở về quê, em út nhớ mẹ cứ khóc suốt, bà không nói gì, bà bảo cứ ở đây rồi bà tính tiếp. Trong căn nhà trái ba giam ...

Theo thông tin từ cán bộ tổ dân phố 3, phường Trung Đô (TP Vinh, Nghệ An), bà Nghĩa (phụ huynh đánh giáo viên mầm non dọa sảy thai, buộc quỳ gối), là lao động tự do, từ trước đến nay không có vi phạm gì.
 
Dư luận đang bàng hoàng về việc bà Phan Thị Nghĩa (trú tổ dân phố 3, phường Trung Đô, TP Vinh, Nghệ An) vào sáng 22.3 đã xông vào Trường Mầm non Việt Lào, túm tóc, đánh vào bụng cô P.T.H là giáo viên thực tập, dù cô H. van xin đang có thai, và buộc cô giáo phải quỳ gối xin lỗi. Nguyên nhân do con bà Nghĩa có vết bầm nhỏ nơi chân vì chơi đùa va vấp, bà cho rằng cô H. đã đánh cháu.
 
Chiều 25.3, trao đổi với Lao Động, đại diện tổ dân phố 3, phường Trung Đô (TP Vinh) cho hay: Vợ chồng bà Nghĩa là lao động tự do, có hai con, trong đó cháu Đăng Kh. đang học tại Trường Mầm non Việt Lào là cháu thứ hai. "Từ trước đến nay, chị Nghĩa chấp hành tốt các chủ trương, quy định của phường, của tổ dân phố, không gây gổ, xích mích gì với ai", vị cán bộ tổ dân phố cho biết.
 
"Vậy chị Nghĩa là người hiền lành?", PV hỏi. Vị cán bộ tổ dân phố nói: "Hiền lành thì chưa biết, nhưng không có vi phạm, hay gây gổ, xích mích gì với ai".
 
Trao đổi với báo chí, người thân của bà Nghĩa cũng cho biết có thể hành vi của người này xuất phát từ việc không kiểm soát được bản thân.
 
Hiện, công an đã triệu tập bà Nghĩa, lấy lời khai và đang chờ kết quả giám định sức khỏe cô H. để quyết định khởi tố vụ án hay không. Còn cô H. vẫn phải điều trị, đề phòng sẩy thai.
 
Bộ GDĐT đã có công văn và điện thoại trực tiếp yêu cầu Sở GDĐT Nghệ An khẩn trương nắm bắt tình hình, chỉ đạo, xử lý kịp thời và báo cáo nhanh về Bộ GDĐT. Tuy nhiên, nội dung cô giáo buộc phải quỳ gối không có trong báo cáo của nhà trường.

Vụ bắt giáo viên có bầu quỳ xin lỗi: Vị phụ huynh hành hung và bắt cô giáo quỳ là người thế nào?

Theo thông tin từ cán bộ tổ dân phố 3, phường Trung Đô (TP Vinh, Nghệ An), bà Nghĩa (phụ huynh đánh giáo viên mầm non dọa sảy thai, buộc quỳ...

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2018

Trước kia tôi thay công ty làm quản lý mấy tòa cao ốc cho thuê, thường xuyên phải đối phó với việc công an PCCC xuống kiểm tra. Dù họ xuống kiểm tra luôn thông báo trước, và tụi tôi làm công tác chuẩn bị luôn luôn rất kỹ, chả bao giờ đạt được đúng hệt như quy định cả. Nếu đúng hệt như quy định, phải đập đi khối lượng khá khá kết cấu và hệ thống phụ trợ á. Tốn kém lắm!

Được cái tụi tôi luôn chuẩn bị rất kỹ và luôn luôn tuân thủ quy định PCCC cao nhất trong khả năng có thể, nên cậu công an PCCC chỉ hạnh họe hồi đầu thôi, sau cũng không làm khó gì quá lắm. Tụi tôi ngồi cà phê và chốt lại, mỗi tòa nhà tôi quản lý dưới giám sát của cậu í mỗi tháng chung chi đều đặn 2m. Thời điểm đó có 3 tòa nhà, tổng chung chi có 6m mỗi tháng. Mỗi lần cậu ta xuống kiểm tra lại điện thoại trước, rồi ngồi cafe mươi mười lăm phút, ký tá mấy thứ giấy tờ thủ tục linh tinh, rồi cậu ta té. Cafe thì hôm tôi trả, hôm cậu ta giành trả.

Hầu như mỗi năm một lần cho mỗi tòa nhà, cậu ta cho quân xuống mấy tòa nhà tôi quản lý, thực tập phòng cháy chữa cháy, mấy xe nước chạy ầm ầm, xịt nước tùm lum. Công an PCCC đông như kiến, chạy qua chạy lại. Nhân viên quản lý tòa nhà nhiệt tình hỗ trợ, đốt lửa dập lửa xịt nước khí thế. Tụi tôi đều được tập trước hết rồi. Khách hàng trong tòa nhà được thông báo trước, luôn rất phối hợp, không bao giờ than phiền. Nói chung là rất ổn, lần nào cũng thế. Tôi ở vai trò chịu trách nhiệm cao nhất luôn cười hỉ hả. Chi phí thực tập PCCC đó, nói mọi người có thể không tin, 100% đều do phía công an PCCC lo hết. Mỗi đợt thực tập như thế, sếp tôi theo đề nghị của tôi hồi đó duyệt bồi dưỡng cả đội PCCC của họ 10m.

Cậu công an PCCC cũng dễ thương, ngay từ đầu đã bảo: "Em chả ăn 10 trẹo này của anh làm gì." Thế là dưới sự tổ chức của tôi và cậu ta, lần nào thực tập xong cũng có trận giao lưu đá banh giữa hai đội bóng, là đội mấy thằng lính M&E của tôi và đội banh của các cậu PCCC. Đội tụi tôi hồi đó mạnh lắm, ra ngoài đá người khác trình trung bình toàn ăn người ta 6-0, 7-0, mà đá với mấy cậu này cũng chỉ ngang ngửa. Cậu ta giải thích: "Tụi em rảnh không. Ngày nào chẳng đá." Và bao giờ cũng vậy, sau mỗi trận đá banh giao lưu ấy là một trận nhậu tẹt ga cả hai đội và nhiều người ăn theo, tài trợ bởi... 10m kể trên. Hùi đó uống bia thôi, ăn uống quãng trên dưới 30 người mỗi lần, và tiền tài trợ kia thường luôn dư một ít.

Mấy đứa nhân viên tôi hồi đó cứ hay tấm tắc: "Đám công an PCCC dễ thương nhỉ?"

Tôi nghĩ khác chút, và thường cười thầm trong đầu: "Tụi mày chưa thấy tụi nó hồi đầu xuống hạnh họe anh mày thế nào nên mới nghĩ thế, he he..."

Cơ mà cũng phải công nhận cái cậu công an PCCC quản lý tôi hồi đó tính chơi hào sảng, sòng phẳng, dễ thương. Có lẽ trong nghành PCCC hay các ngành công quyền hạnh họe khác, không phải ai cũng chơi được như vậy.

làm quản lý mấy tòa cao ốc cho thuê,

Trước kia tôi thay công ty làm quản lý mấy tòa cao ốc cho thuê, thường xuyên phải đối phó với việc công an PCCC xuống kiểm tra. Dù họ xuống ...

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2018

DÒNG SÔNG CỦA SỰ SỐNG & 11 KM ĐƯỜNG SẮT TỐC ĐỘ CAO.

Là niềm tự hào ánh lên trên khuôn mặt của các bạn Malaysia trên suốt chặng đường dẫn đoàn Việt Nam đi tham quan.
Không tự hào sao được khi thời gian bắt đầu dự án là 2016 mà chỉ sau hơn 1 năm, 2017, họ đã hoàn thiện toàn bộ khối lượng công việc khổng lồ để đi vào vận hành tuyến đường sắt đặc biệt cùng dòng sông có cái tên kỳ lạ, và đã kịp làm được 20% của giai đoạn 2, để "2020 sẽ hoàn thành đón các bạn sang thăm".

Trước khi cải tạo, dòng sông ấy chẳng khác Tô Lịch là bao, nhưng "nước phải về mức 2b, để cá có thể sống, người có thể tiếp xúc mà ko nguy hiểm..." và cái tên Dòng sông của sự sống đã ra đời.

Đó là 1 trong các câu chuyện thành tựu của PEMANDU, cơ quan quản lý hiệu quả chuyển đổi quốc gia, đơn vị đặc biệt được Thủ tướng Malaysia thành lập năm 2009 với cơ chế tuyển dụng nhân tài thực sự cùng sự dẫn dắt của nguyên CEO hãng máy bay lớn nhất Malaysia, nhằm đưa văn hoá doanh nghiệp vào văn hoá làm việc của các Bộ ngành và khối công, để giải quyết tình trạng trì trệ, kém hiệu quả, quan liêu... đang diễn ra khắp đất nước Malaysia thời điểm đó.
PEMANDU có trách nhiệm đi cùng/cạnh các Bộ ngành, thảo luận và lựa chọn các ưu tiên quốc gia đặt trong hai chương trình chuyển đổi quan trọng là GTP - ETP.
Thông qua việc tổ chức các phòng LAB, mỗi phòng là sự góp mặt của đầy đủ các bên liên quan tới từng nhiệm vụ chiến lược nêu trên, các ngày OPenDay với sự tham gia của hàng nghìn người, PEMANDU đã giúp các Bộ thu thập, tận dụng được tốt nhất sức mạnh tập thể, biến mỗi sáng kiến thành sự hoan hỉ của số đông... và dĩ nhiên nó được vận hành dưới cơ chế minh bạch cùng sự chỉ đạo quyết liệt vô cùng của Ngài Thủ tướng.

Sau 8 năm thành lập, văn hoá công quyền đã dần thay đổi! Tinh thần làm việc cũng cực kì nhiều thay đổi.
Dường như sự say mê và niềm tự hào cùng tính trách nhiệm với vận mệnh quốc gia, các nhiemej vụ đặc biệt nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia, thu hút vốn đầu tư tư nhân ...lan tỏa trên gương mặt của tất car những người chúng tôi đã gặp, làm việc.

Điều gì có thể dối, tình yêu thì ko 🙂
Các bạn yêu đất nước, tự hào cống hiến cho đất nước ...và chúng tôi cảm nhận cũng như cảm động sâu sắc vì điều đó.

DÒNG SÔNG CỦA SỰ SỐNG & 11 KM ĐƯỜNG SẮT TỐC ĐỘ CAO

DÒNG SÔNG CỦA SỰ SỐNG & 11 KM ĐƯỜNG SẮT TỐC ĐỘ CAO. Là niềm tự hào ánh lên trên khuôn mặt của các bạn Malaysia trên suốt chặng đường dẫn...

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2018

Tuổi Trẻ hôm qua và Tuổi trẻ hôm nay. Chứng tỏ bác Vinh cầm đèn chạy trước ô tô
Có thì đã có đơn. Dân Thảo Điền chắc chẳng dại đâu. Chả có hình ảnh gì hết ngoài mỗi một cái comment hay status

Tin sản phụ tử vong do sinh thuận tự nhiên là fake news

Tuổi Trẻ hôm qua và Tuổi trẻ hôm nay. Chứng tỏ bác Vinh cầm đèn chạy trước ô tô Có thì đã có đơn. Dân Thảo Điền chắc chẳng dại đâu. Chả có h...

Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2018

Làm rõ thêm 1 vấn đề: Giáo hay coi mình là trên cả phụ huynh, hoặc như cha mẹ học sinh, thậm chí như chủ của trường học. Mỗi khi đuối lý không cãi được, là dở trò ăn vạ đuổi người ta : mang con các anh chị về mà dạy.

Giáo, cả giáo tốt, giáo chưa bị lộ lẫn giáo chó cần nhận thức lại. Con tôi và các thầy cô cùng là quân số của phòng giáo dục quận( cấp tiểu học) hoặc sở hoặc bộ gd( cấp cao hơn). Tôi tuy mang con đến trường, nhưng chính bộ, sở, phòng gd mới là nơi tôi gửi con. Các cô cũng chỉ là làm thuê cho bọn ấy, tuổi gì đuổi con tôi? Con tôi là đứa hưởng dịch vụ, các cô là làm thuê. Từ bao giờ con bồi bàn thằng đầu bếp được lộng quyền đuổi khách của chủ quán vậy? Cái trường công là tài sản toàn dân toàn xã hội, giao cho chủ của các cô quản lý, bọn phụ huynh đa số ngu cứ coi như của các cô, nhưng các cô có ăn học thì không được nói sai bản chất sự việc hiểu chưa?

Vấn đề khác là việc lén dùng nhục hình, đánh đập bạo hành trẻ em. Đây là việc mà tôi và chủ của các cô thỏa thuận là không được phép, có văn bản pháp luật quy định đàng hoàng. Các cô nại lý do là cần phải thế mới làm được vì lớp nào cũng có học sinh cá biệt. Lý luận này giống như tôi cần vốn thì có thể ăn cắp vậy.

Nếu quy chế chưa phù hợp, mời cứ đề xuất với chủ của các cô. Nó cho phép, các cô sẽ được làm đàng hoàng trong ánh sáng. Giống như tôi cần tiền có thể vay hoặc xin. Đừng lén ăn cắp, lén đánh đập hành hạ trẻ con. Bản thân lén lút, làm kiểu ăn cắp nó hèn ra, xong trẻ con nó thấy, nó khinh cho, nó bóp cổ đấm vào mõm lại kêu tại gia đình.

Cuối cùng, nếu không chịu nổi cứ bỏ việc. Tôi và chủ các cô còn tới 500 người ở Daklak đang nằng nặc ăn vạ đòi vào làm kia kìa.

@Bach Thu Tri

Mọi công dân bình đẳng với pháp luật . Ta thêm vào : trừ học sinh

Một số giáo viên cần nhận thức lại đúng vị trí của mình trong xã hội

Làm rõ thêm 1 vấn đề: Giáo hay coi mình là trên cả phụ huynh, hoặc như cha mẹ học sinh, thậm chí như chủ của trường học. Mỗi khi đuối lý khô...

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2018

Qua vụ cô giáo phải quỳ 40p đang um lên trên mạng, lại nhìn thấy ti tỷ thứ bất cập, thối um của nền GD xứ Việt, những khẩu hiệu hay ho sáo rỗng treo đầy trong không gian trường học, nhưng thực hiện thì bị ngược lại, những thứ cần dạy thì không dạy, thậm chí người dạy cũng chẳng biết đến những khái niệm ấy thì làm sao mà dạy, người học cũng chẳng có nhu cầu học cái đó vì có biết nó là cái gì đâu, vụ việc đáng tiếc trên sẽ không xảy ra nếu như cô giáo được "ngấm" kỹ về quyền của trẻ em, đủ kiến thức về pháp luật, hành vi bắt học sinh quỳ cô cần hiểu rằng đó là hành vi hạ nhục nhân phẩm của người khác, nhất là đối tượng bị hạ nhục lại là học sinh tiểu học, đối tượng đang ở thế yếu hơn cô cả về thể lực lẫn hiểu biết, thì không bao giờ cô dại dột làm vậy.
 
Những đứa trẻ lại không hề có khái niệm về ASSERTIVE để mà tự bảo vệ mình, cô giáo cũng không biết về ASSERTIVE để bảo vệ mình trước vị PHHS kia.
 
Ngay cả việc bêu tên hs mắc lỗi dưới cờ, trước toàn trường hay báo điểm công khai của học sinh để phân biệt học trò giỏi hay dốt cũng là hành vi phản giáo dục, hạ nhục học trò, với những em tâm lý vững, lỳ sẽ không sao, với những em tâm lý kém, nó sẽ tự ti, co cụm và tin rằng mình đúng thực là đứa ngu dốt, bỏ đi, nặng nữa thì tự vẫn như em hs ở Hạ long hồi cuối 2017, cái chết đó, trong hồ sơ CA chỉ đơn giản là: đa chấn thương, gãy đốt sống cổ...nhưng theo mình, là do những áp lực liên tục từ thầy cô, trường, gia đình...lên em đó.
 
Mình cũng đã có lần đi họp PHHS và nêu ý kiến về việc không công khai điểm số, hồi làm gvcn, mình cũng đề nghị như vậy trước cuộc họp với PHHS, đáng tiếc là quá ít người ủng hộ.
 
Xin trích bài viết của nhà văn Tam Phan
 
Trong từ điển Tiếng Việt không có từ nào tương đương với từ Assertive trong tiếng Anh. Nếu tra Lạc Việt Từ Điển bạn sẽ được giải thích nó có nghĩa là quả quyết, quyết đoán. Nhưng không phải, quyết đoán là decisive. Từ assertive có ý nghĩa khác hơn rất nhiều. Being assertive nghĩa là cứng cỏi đứng lên bảo vệ sự công bằng cho mình. Thường trong trường hợp bị tấn công bằng ngôn từ hay bị bắt nạt, thay vì sợ va chạm mà co vòi lại ta phải being assertive.
 
Rất tiếc là người Việt Nam chưa bao giờ được học điều này trong nhà trường. Khi đi học ở Úc, 1 trong những bài học đầu tiên tôi được học ở trường là "being assertive". Chúng tôi còn được xem cả video với những tình huống, nhân vật để phân tích trường hợp nào là being assertive, trường hợp nào chưa đủ assertive.
 
Người Úc luôn khuyến khích thế hệ đi sau phải assertive tìm ra sự thật của 1 vấn đề, bảo vệ sự thật đó cho dù cha mẹ, người lớn tuổi hay người có địa vị cao hơn nói khác đi. Bạn nào ở Úc sẽ thấy các công ty lớn tuyển dụng nhân viên yêu cầu personal skills bên cạnh "kỹ năng đàm phán" là phải being assertive. Nó là điều kiện bắt buộc để trở thành một nhà đàm phán, thương thuyết giỏi.
 
Ở Việt Nam chúng ta chỉ được học khiêm tốn - thật thà - lễ độ thôi. Mà cái sự lễ độ được đề cao quá mức đến nỗi người hơn tuổi có quyền làm sai, quyền quát nạt người nhỏ tuổi mà người nhỏ tuổi dù đúng vẫn phải cúi đầu vâng dạ. Như vậy cái ranh giới giữa "lễ độ" và "hèn nhát" hỏi còn bao nhiêu???
 
Phải chăng chúng ta quên mất rằng chúng ta luôn có quyền tự bảo vệ mình? Không phải. Vì chúng ta không được học điều đó nên chúng ta không biết là mình có cái quyền đó. Chúng ta chỉ biết rằng nếu chúng ta lên tiếng tự bảo vệ mình thì sẽ bị coi là "thiếu lễ độ" hay "vô lễ". Quanh đi quẩn lại, ta luôn bị trói buộc bởi 2 chữ "vô lễ" mà không thể nào thoát ra nổi. Bởi vì những người sinh ra trước mình sẽ muôn đời hơn tuổi mình, đó là điều không thể thay đổi. Mà người ta hơn tuổi mình thì mình không thể chỉ cho người ta cái sai được. Qui luật (truyền thống Việt Nam) là người lớn tuổi dạy dỗ người trẻ chứ ai đời người trẻ lại dám chỉ dạy người lớn?
 
Thế nên ngay cả trong cái kho từ vựng tiếng Việt phong phú ấy, không có từ nào để chỉ tính từ assertive như trong tiếng Anh.
Hãy thử nghĩ xem, cả 1 thế hệ chỉ được dạy về sự lễ độ, trên bảo dưới nghe, cúi đầu vâng dạ, tới trường cô giáo bắt liếm ghế cũng ngoan ngoãn liếm.. thì lớn lên.. là những người điều hành đất nước, bị 1 cường quốc bắt nạt ra yêu sách nọ kia, liệu ta có dám "vô lễ" mà làm trái ý 1 cường quốc không???
 
Hay cái từ "lễ độ" đã luôn ăn sâu vào tiềm thức ấy giờ có nghĩa là "hèn nhát" mất rồi???
 
Việt Nam có 2 trường hợp kiếm hoi và điển hình của being assertive:
 
Trường hợp thứ nhất: Lê Minh Phiếu
 
Khi được chỉ định là người rước đuốc Olympic Beijing 2008 anh viết thư bày tỏ sự hãnh diện là người rước đuốc, ca ngợi tinh thần thể thao của Olympic Beijing nhưng phản đối tính chính trị của Olympic này. Như vậy không phải là vô ơn vô lễ với ủy ban Olympic mà là biết phân biệt phải trái, đúng sai và ý thức quyền và nghĩa vụ của mình là phải nói lên sự thật. Đó là being assertive.
 
Trường hợp thứ hai: Luật sư Nguyễn Đăng Trừng
 
Khi Bộ trưởng Bộ Tư Pháp chỉ định 1 người không phải là luật sư làm Chủ tịch Hội đồng lâm thời luật sư, ông đã phản đối việc này vì nó trái với đề án thành lập Tổ chức Luật sư toàn quốc. Ông đã từ chức để bày tỏ sự bất bình mặc dù đó là lệnh từ cấp trên chỉ đạo. Cấp trên không cho ông từ chức, ông đã rất assertive và nói: tôi không xin từ chức mà tôi thông báo từ chức. Việc từ chức là quyền quyết định của cá nhân tôi chứ không phải "xin-cho".
 
Thử hỏi ở Việt Nam có bao nhiêu người assertive như thế. Nhìn lại, hóa ra cả 2 người ví dụ trên đây đều là luật sư, họ có kiến thức đầy đủ về luật pháp và ý thức được quyền của mình và đấu tranh cho cái quyền đó.
 
Ở Úc, chẳng cần phải là luật sư hay cử nhân đại học mà từ trẻ con học tiểu học đã được học bài học being assertive như là môn Giáo dục công dân vậy.
 
Vì không được dạy về being assertive nên nhiều người Việt Nam khi ra nước ngoài thường rụt rè nhút nhát, người nước ngoài chỉ tấn công bằng 1 câu nói đơn giản như: "gái Việt Nam chúng mày toàn làm điếm" thì chỉ biết cúi đầu chịu nhục mặc dù biết rằng đó không phải là sự thật. Vì ta không biết dùng lý lẽ của mình để bảo vệ sự thật đó ta đã không being assertive.
 
Từ assertive không đơn giản chỉ là 1 tính từ mà nó còn là 1 kỹ năng giao tiếp ứng xử theo ta đi suốt cuộc đời.
Khi còn nhỏ, giao tiếp với bạn học, bị bắt nạt, bị thầy cô trù dập ta phải assertive.
 
Lên Đại học, ta phải assertive để bảo vệ luận điểm của mình trước những giáo sư, giảng viên Đại học có trình độ cao hơn ta (nhưng chưa chắc họ đã đúng hơn ta).
 
Ra trường đi làm, ta phải assertive với đồng nghiệp nếu như họ giao cho ta những việc không phải như mô tả trong hợp đồng và mình cũng không được trả lương để làm việc đó (rót nước pha trà, chạy việc vặt...)
 
Với đối tác làm ăn, ta phải assertive khi họ dọa nạt ta bằng 1 thế lực ngầm nào đó, ép buộc ta phải ký 1 hợp đồng bất lợi cho công ty mình.
 
Cuộc sống gia đình, ta phải assertive khi chồng/vợ đổ hết mọi trách nhiệm gánh nặng gia đình lên vai ta. Vợ chồng phải bình đẳng trách nhiệm trong gia đình và với con cái.
 
Như vậy mới thấy being assertive là vô cùng quan trọng trong việc ứng xử hàng ngày. Ngạc nhiên thay, 1 kỹ năng quan trọng như vậy lại không hề được dạy hay phổ biến ở Việt Nam, thậm chí ta không có 1 từ tiếng Việt nào để chỉ assertive.
 
Vũ Thái Hà

Giới hạn nào cho tôn sư trọng đạo là gì?

Qua vụ cô giáo phải quỳ 40p đang um lên trên mạng, lại nhìn thấy ti tỷ thứ bất cập, thối um của nền GD xứ Việt, những khẩu hiệu hay ho sáo r...

Thứ Ba, 6 tháng 3, 2018

Chuyện mỗi nhà! 
Hôm qua tôi gọi điện sinh nhật đứa cháu họ 18 tuổi sinh đúng ngày quốc tế phụ nữ, nhân tiện hỏi thăm tình hình gia đình nhà nó lúc này thế nào, nó bảo hôm qua cháu hỏi mẹ cháu :
- Mẹ ơi, mấy năm trước mẹ bảo khi con 18 tuổi mẹ sẽ ly dị với bố, hôm nay con 18 tuổi mẹ có bỏ bố không hả mẹ, hay con tảo hôn được không? 
- Mẹ cháu bảo sao ?- Tôi hỏi nó. 
Mẹ cháu bảo :
- Không, quên chuyện ấy đi con ạ , không có chuyện ấy đâu !
- Sao lại thế, con không hiểu ?
- Bấy nhiêu năm mẹ quen với sự bực mình này rồi, bố lại vừa mới qua cơn bệnh nặng sắp trở thành người nghèo, với lại hồi trước mẹ nghĩ khi con 18 tuổi con sẽ trở thành người lớn cơ, giờ thấy con vẫn bé quá, vẫn cần cả bố lẫn mẹ ! - Mẹ cháu bảo thế bác ạ !
- Thế bố mẹ có hay cãi nhau không, gia đình có hạnh phúc không ? 
- Vẫn bác ạ , vẫn ghét nhau, mẹ cháu vẫn nấu ăn ngon cho cả nhà, vẫn nấu cho bố cháu những món ăn bổ cho sức khỏe sau trận ốm tưởng chết. Bố cháu vẫn là doanh nhân, vẫn là quần áo cho mẹ cháu, lườm, cằn nhằn mẹ cháu với cháu vì mẹ hay làu nhàu bố ! Có lúc cháu định nói : Bố đừng nói mẹ thế con không thích nghe, bố không nghĩ là đang nói về mẹ của con à, con là con của bố nhưng người phụ nữ bố đang nói đó là mẹ của con ! 
Tôi thấy nó tỏ ra bình thản nhưng không giấu được chút buồn buồn! 
Tôi chả biết nói gì để an ủi nó. 
Gửi cho tôi bức tranh vẽ này, nó hỏi : Bác có thích không, cháu vẽ cháu đấy !
 
 bệnh xuất tinh sớm yếu sinh lý ở nam giới chữa ở đâu tại TPHCM Hà Nội
 
Hãy liên hệ shoptinhyeu . vn
thuoc115.com
Điện thoại 0936700000

bệnh xuất tinh sớm yếu sinh lý ở nam giới chữa ở đâu tại TPHCM Hà Nội

Chuyện mỗi nhà!   Hôm qua tôi gọi điện   sinh nhật đứa cháu họ 18 tuổi sinh đúng ngày quốc tế phụ nữ , nhân tiện hỏi thăm tình hình gia đình...

 

Thuốc chữa bệnh yếu sinh lý nam giới cách điều trị © 2015 - Designed by Templateism.com, Plugins By MyBloggerLab.com

0936700000