order now

Thứ Tư, 13 tháng 12, 2017

Nên mua quà tết, quà tặng gì ngày tết tặng bố mẹ ông bà và người thân

  • VPRX bí quyết giúp kéo dài thời gian quan hệ giá chỉ có 750K . Bấm vào mua ngay
  • Miếng dán cai nghiện thuốc lá của Mỹ, cam kết cai nghiện sau 3 ngày . Bấm vào mua ngay
  • Thuốc viagra chính hãng có tem chống hàng giả Bộ Công an . Bấm vào mua ngay
  • Chai xịt stud 100 giúp làm tình lâu hơn . Bấm vào mua ngay
  • TẾT TRONG TUỔI THƠ TÔI
    Ngày còn nhỏ, thấy ba mẹ và các cô bác bên hàng xóm tất bật lo lắng chuẩn bị Tết và than thở với nhau "Mèn ơi,chưa kịp làm gì đã lại Tết rồi, nhanh dữ đa!", tôi cứ thắc mắc tự hỏi sao Tết thích thế mà ba mẹ lại sợ? Lũ trẻ chúng tôi thì chỉ mong đến Tết vì đó là khoảng thời gian tuyệt vời nhất trong một năm. Tết với lũ trẻ chúng tôi là được nghỉ học, cũng không phải lội trong giá rét để lùa trâu ra đồng ăn cỏ và ăn những món ăn ngon, mặc quần áo đẹp đi chơi, được nhận tiền mừng tuổi... những thứ mà ngày bình thường thật khó mà có được.
    Giờ đây đã trưởng thành tôi mới thực sự hiểu sao ngày xưa ba mẹ và các cô, bác hàng xóm đều sợ mỗi khi đến Tết. Thời khó khăn, những người phụ nữ như mẹ phải rất khéo léo trong chi tiêu, bớt chỗ này, thêm chỗ kia mới có được một cái Tết tương đối đủ đầy cho gia đình mình.

    Góc chợ nơi có bà cụ Lành bán tạp hóa là nơi mà tụi trẻ con chúng tôi thường xúm xít, trầm trồ ngắm những con ngựa, con gà, hay bông hoa... bằng giấy đủ màu sắc,hay những phong pháo chuột đỏ thắm được treo lủng lẳng trước sạp.
    Ngày xưa, vào mỗi phiên chợ Tết, mẹ không chỉ đi mua mà còn là người đi bán. Quê tôi vùng châu thổ, hầu như tết nhà nào cũng có một ít nông sản. Trong cái tiết trời se lạnh những ngày cuối năm,tôi hay lẽo đẽo theo mẹ ra chợ.Có năm nhà trồng cải ngồng,cuối năm cùng sương muối xuống dày khiến cây cải chỉ he hé được những búp non còm cõi không bán được,ba tôi lại cặm cụi nhổ từng cây mang vô tích cóp để mần dưa chua.
    Chợ ở quê tôi những ngày cuối năm luôn nhộn nhịp,có những người cha người mẹ quanh năm chỉ biết quàn quật bên ruộng đồng lại tranh thủ dẫn lũ con đi chợ mua cho chúng những bộ quần áo mới. Những bộ quần áo rẻ tiền may sẳn được bày ở các sạp chồm hỏm tuy không đáng giá là bao nhưng lại chứa đựng biết bao tấm lòng của người sinh thành dưỡng dục. Chợ Tết, phiên chợ cuối cùng của một năm, luôn họp vào ngày 29/12 âm lịch. Phiên chợ này to nhất, giống như ngày hội của những người nông dân quanh năm chỉ biết đến đồng ruộng, cấy cày. Hầu như cả làng, cả xã ai cũng có mặt tại phiên chợ này. Họ đi chợ để mua sắm nhưng cũng là dịp gặp người chung xã, chung làng...

    Tôi vẫn còn nhớ như in cảm giác háo hức mỗi lần được mẹ cho theo đến chợ. Ngay từ sớm tinh mơ, dù trời lạnh, chẳng cần mẹ phải gọi lâu đã tự giác chui ra khỏi mùng, xỏ vội vàng đôi dép theo mẹ xuống xuồng , bơi hơn hai cây số đường sông đến chợ. Đó là nơi mà trong con mắt của một đứa trẻ nhà quê giống như thiên đường, chỉ ước giá như được mẹ cho chơi mãi ở đó.

    Khắp chợ, những dãy hàng hóa bày la liệt. Thích nhất là đi ngang qua dãy hàng bán đồ chơi xanh đỏ, nhiều khi vì mê mải ngắm nhìn mà bị lạc mẹ lúc nào không biết. Ở một góc chợ, thường có một ông lão ngồi bán đủ thứ đồ chơi con nít nào gà,ngựa,bầu cua cá cọp,... đủ màu sắc... Lần nào tôi cũng níu tay, khóc lóc đòi mẹ mua cho bằng được một thứ, như cây kiếm bằng nhựa màu đỏ xinh xắn hay một vài que chùm ruột ngào đường còn thơm mùi khói bếp...
    Sau một vòng quanh chợ, khi đã mua đủ những thứ cần thiết, bao giờ mẹ cũng ghé vào một hàng bán quần áo mua cho tôi một bộ để mặc trong ngày đầu năm mới, thay cho những bộ quần áo lấm lem đầy vết nhựa cây và đã cộc lên ngang ống chân. Mẹ cũng không quên mua cho bà nội chiếc khăn hay chiếc áo len ấm. Nhưng hình như tôi không thấy mẹ mua sắm gì cho riêng mình cả...
    Những ngày giáp tết,từ 20 trở đi ba tôi lại lui cui dọn dẹp sửa sang lại nhà cửa,mùng mền đồ đạc dơ mẹ lại đem ra bến sông trước nhà để giặt. Lúc đó tôi lại nhảy ùm xuống sông,vừa tắm vừa lấy chân đeo vô mấy cái trụ sàn nước nhìn mẹ giặt đồ. Cái bến sông này ngày thường ngày nào cũng tắm,cũng ngâm mình trong dòng nước đỏ ngầu phù sa cảm giác bình thường lắm thế mà mấy ngày gần tết nó lạicảm giác lâng lâng rất khác,rất khó tả.
    Nhà tôi có lệ đón ông bà ngày 29 tháng Chạp,năm nào không có 30 thì ngày 28 vì 30 nội ăn chay nên cả nhà ăn theo.Giờ nội mất rồi nhưng nhà vẫn giữ cái nếp ấy.Sáng 29 là anh em tôi đứa nào cũng bồn chồn đứng ngồi không yên,sắp được gặp mấy cô mấy bác,mấy anh mấy chị trong họ là mừng lắm,tuy ở gần vậy nhưng ít khi gặp,một năm chỉ có ngày giỗ ông với mấy ngày tết này.Chiều 29 tết,gió mơn man ngoài cửa,mai vàng trước ngõ đã xanh nụ bắt đầu hé những cánh vàng,trong nhà thì người lớn quây quần kể chuyện làm ăn một năm qua,ngoài sân thì lũ con nít tung tăng chạy nhảy,nô đùa đứa nào cũng chờ đến giây phút cúng ông bà đốt pháo là vỗ tay reo hò,đúng là vui như Tết!
    Chiều 30 nhà gói bánh,amh em tôi lại có dịp được ''phụ'' bà nội với mẹ.
    Tôi thích làm nhất là gói bánh tét mặc dù không biết gói như thế nào. Lúc nhỏ ham vui, chỗ nào đông người là thấy thích, thích cái không khí gia đình chuẩn bị cho mấy ngày Tết cứ thích chen vào một chỗ gói mấy đòn bánh tét nhỏ xíu rất dễ thương. Gói xong rồi là đến lúc nấu bánh, nấu từ chiều đến tối gần giao thừa là bánh chín. Ngồi canh nồi bánh với nội, mùi thơm từ nếp hòa quyện cùng với mùi lá chuối đã được nấu chín cứ xộc thẳng vào mũi rồi lan toả khắp các giác quan làm tôi không sao quên được mùi vị đậm đà quê hương ấy.
    Đêm 30 ngồi bên bếp củi đỏ rực canh nồi bánh tét cả mấy anh em không đứa nào chịu đi ngủ. Rồi cũng đến lúc "thăm" bánh, mẹ vớt ra đòn "bánh vét", là đòn bánh được gói cuối cùng, thường thì thiếu mất miếng thịt, hụt đi ít đậu làm nhân, hay gói bằng chiếc lá bị rách, được đặt trên cùng trong nồi để nếm trước xem bánh đã chín hay chưa. Với riêng tôi thì đó là những đòn bánh tét ngon nhất. Bánh được mẹ cắt ra bằng chính chiếc lạt buộc bên ngoài, bốc khói nóng hổi, nhìn rõ từng hạt nếp xanh bóng, màu của lá chuối thấm vào, thơm nồng mùi nếp quyện cùng nhân đậu và thịt mỡ. Cắn một miếng là cảm nhận được vị dẻo thơm, nồng đượm, một hương vị rất đặc trưng ngày Tết ấm áp lan toả. Đúng lúc ấy, tiếng pháo nhà ai nổ giòn báo hiệu thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới đã đến.
    Xuân xuân ơi, xuân đã về. Có nỗi vui nào vui hơn ngày xuân đến… mỗi lần nghe bài hát về ngày Tết, lòng tôi lại nôn nao, thấy vui và ấm cúng đến lạ.
    Tất cả ký ức về ngày Tết của tuổi thơ chợt hiện về trong tôi theo dòng xúc cảm. Dù có đi xa đến đâu, ở độ tuổi nào thì những kỉ niệm về ngày Tết không thể nào quên.

    Ngày trước quê tôi chưa phát triển như bây giờ, con đường làng vẫn là con đường đất ghồ ghề không được tráng nhựa sạch sẽ như hiện nay. Cuộc sống ở quê lúc nào cũng bình yên và ấm áp tình làng nghĩa xóm. Trước nhà mỗi gia đình đều có trồng ít nhất một cây mai vàng chủ yếu là mai năm cánh. Vào ngày Tết phải có mai vàng mới đúng là ngày Tết. Mỗi lần Tết đến là mọi nhà đều hồ hởi chuẩn bị lặt lá mai trước ngày đưa ông Táo về trời để dồn sức nuôi hoa và cho hoa nở đúng ngày Tết. Nhớ những ngày cận Tết, mỗi ngày đi học về, vẫn đi trên con đường làng quen thuộc, nhìn những cây mai đang dần hé những nụ mai vàng tươi thắm mà lòng thấy nôn nao, hứng khởi, muốn Tết đến thật mau để được đi chợ Tết cùng mẹ và mua sắm đồ mới. Năm nào tôi cũng muốn tự tay mình lặt từng lá mai, tôi muốn được tự mình cảm nhận cái không khí mùa xuân đang ngập tràn trên quê hương.

    Tiết trời cuối năm se se lạnh càng làm cho lòng người xốn xang, cô đơn nên càng muốn trở về gia đình để được sưởi ấm trong tình thương của gia đình, của cha mẹ và của những người thân. Không lúc nào vui như những ngày chuẩn bị đón Tết, mọi người đều chuẩn bị đủ mọi thứ từ trang trí nhà cửa đến chuẩn bị mấy món ăn truyền thống quen thuộc. Sau một năm làm việc vất vả, Tết là thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và cũng là thời gian tất cả thành viên trong gia đình đều tụ họp đông đủ đón Tết cùng nhau. Trước Tết gần một tháng, tôi đã chuẩn bị vẽ một con giáp của năm đó để dán lên tường nhà, rồi bật mấy bài nhạc xuân lên để nghe. Mẹ tôi thấy và cười bảo: "Đúng là con nít, đứa nào cũng thích Tết, chưa gì đã chuẩn bị hết rồi." Thật đúng vậy, khi còn nhỏ rất vô tư và hồn nhiên, chẳng lo nghĩ gì, lúc nào cũng ham vui. Đến khi lớn lên, đủ nhận thức mới biết rằng người lớn họ sợ đến Tết, vì mỗi cái Tết là họ lại già thêm một tuổi. Hiểu được như thế tôi càng thương ba mẹ mình hơn.

    Thời khắc quan trọng nhất của năm là đêm giao thừa, năm nào tôi cũng ráng thức đến 12 giờ khuya để đón giao thừa hết. Không pháo hoa, không nhộn nhịp như ở thành thị nhưng nơi đây lại rộn ràng tiếng vui cười của lũ trẻ, tiếng múa lân cứ rình rang ở khắp xóm. Chỉ thế thôi nhưng không thể nào tôi quên được.
    Dù đi làm xa, công việc bận rộn nhưng mỗi khi Tết đến tôi lại cố gắng về nhà thật sớm để đón cái Tết ấp áp của quê nhà cùng gia đình.

    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét

     

    Thuốc chữa bệnh yếu sinh lý nam giới cách điều trị © 2015 - Designed by Templateism.com, Plugins By MyBloggerLab.com

    0936700000